Chú thích Phạm_Văn_Trình

  1. Tháng 4 ÂL năm 1632, Hoàng Thái Cực tiến đánh Sát Cáp Nhĩ bộ Mông Cổ (Chahar Mongols), Lâm Đan hãn (Ligden qaγan) – vị khả hãn tối cao và cuối cùng của dân tộc Mông Cổ thua chạy vào Trung Quốc, rồi mất vào năm 1634; nhờ đó nhà Hậu Kim thống trị người Mông Cổ ở Mạc Nam, dập tắt hoàn toàn sự kháng cự của dân tộc Mông Cổ
  2. Tuyên Phủ, Đại Đồng là hai trọng trấn quân sự bảo vệ Bắc Kinh của nhà Minh, quan chức đứng đầu được gọi là Tuần phủ Tuyên Phủ/Đại Đồng địa phương Tán lý quân vụ (gọi tắt là Tuyên Phủ/Đại Đồng tuần phủ), quyền hạn bao trùm nhiều đơn vị quân sự tại Hà Bắc, Thiểm Tây
  3. Vào thời điểm bọn Phạm Văn Trình, Ninh Hoàn Ngã dâng sớ, quân đội Hậu Kim đang mệt mỏi sau khi vừa truy kích Lâm Đan hãn. Hơn nữa, Hoàng Thái Cực đã từng đánh vỗ mặt Bắc Kinh vào năm 1630 và nhận thức rõ nhân lực, vật lực của Hậu Kim chưa thể nuốt trọn nhà Minh, vì vậy chủ trương của bọn Văn Trình là chưa hợp lý. Có lẽ Hoàng Thái Cực chỉ khen ngợi nhằm khích lệ những tấu sớ đầu tiên của bề tôi người Hán, vì đến năm 1635, Hoàng Thái Cực giáng chỉ dụ cho bọn Văn Trình, Hoàn Ngã trách mắng các văn thần người Hán đề nghị tấn công nhà Minh, cũng cho thấy rằng khi ấy cái nhìn toàn cục của bọn Văn Trình đã cải thiện rất nhiều, nắm bắt được phương lược của Hoàng Thái Cực
  4. Theo tự điển Thiều Chửu, ngày xưa dùng cái gáo dùi thủng một lỗ nhỏ, đổ nước vào lâu lâu lại nhỏ một giọt, nước đầy thì cái thẻ khắc giờ nổi lên xem phân số nhiều ít thì biết được thì giờ sớm hay muộn
  5. Nguyên văn: Tuất vô cáo. Theo tự điển Thiều Chửu, Tuất nghĩa là Thương xót; như thưởng cho những người chết vì việc nước gọi là tứ tuất 賜卹, tuất điển 卹典. Vô cáo (无告) là những người cô khổ không chốn dung thân
  6. Nguyên văn: 区夏, chỉ khu vực Trung Nguyên. VD: Phùng Mộng LongCảnh thế thông ngôn, Đỗ Thập Nương nộ trầm Bách bảo sương: “Nói đến hình thế của Yên đô, bắc ỷ hùng quan, nam áp khu hạ, thật là kim thành thiên phủ, gốc rễ muôn năm không nhổ được.”
  7. Dù Phạm Văn Trình rất được Thanh Thái Tông tín nhiệm, nhưng Thái tông thực lục do chính Văn Trình làm Giám tu lại ghi chép rất ít mà về các hoạt động của ông, cũng như lưu giữ rất ít tấu sớ của ông, khiến hậu thế không thể có được hiểu biết trọn vẹn về những đóng góp của ông trong giai đoạn này